Bóng đè là hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ. Nhiều tài liệu nói rằng khi mọi người ngủ có đến 40 % đã bị “bóng đè”. Bóng đè (còn gọi là ma đè…) là hiện tượng khi con người chúng ta tạm thời bị bất động là do một cơ chế bảo vệ đã ngăn cản hệ vận động, không cho hệ thực hành mệnh lệnh của vỏ não đã ban ra trong giấc mơ. Người bị bóng đè sẽ có cảm giác như người tê cứng hoặc bị trói chặt, không thể nhúc nhích… mặc cho ý thức bản năng cố hết sức vùng vẫy để thoát khỏi nhưng không thể làm chủ được các cơ quan…. Đây chính là dấu hiệu phổ biến ở những người bị bóng đè.
Người bị bóng đè sẽ có cảm giác như người tê cứng hoặc bị trói chặt, không thể nhúc nhích
Bóng đè có thể diễn ra trong vài phút, cũng có thể lâu hơn 30 phút và lặp lại, tuy không có tổn thương thực thể, nhưng gây bức xúc về tâm lý. Sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè, họ sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời và ướt đẫm mồ hôi vì phải mất một thời gian để thoát ra khỏi tình trạng đó. Một số nhà nghiên cứu đã giải mã hiện tượng bóng đè như sau:
Bóng đè do đâu mà ra?
– Do nếp sống sinh hoạt bị đảo lộn, mà ảnh hưởng đến quy trình của giấc ngủ như như sự thay đổi công việc, sự căng thẳng, lao động mệt nhọc, lo lắng quá mức.
– Cơ thể người mới ốm dậy, suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay hoang tưởng, ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, tâm thần tiền phân liệt…
– Khi nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút được phép gọi là nhịp tim nhanh, thường gặp khi phải gắng sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu…
– Do đặc điển cấu tạo hình thể: vòng cổ lớn (béo phì); lưỡi to, cằm lẹm, hàm dưới nhỏ, vẹo vách ngăn mũi, polyps, amidan to… hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang… những bệnh ngăn cản quá trình đưa ô-xy lên não.
– Do mới chuyển nhà, lạ nhà, lạ giường… nên chất lượng giấc ngủ không ngon, chập chờn…
– Hay sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.
– Ngủ trưa quá dài hoặc ngủ phi thời.
– Xem các phim ảnh, sách báo hoặc tham gia các trò chơi kinh dị, gặp các biến cố gây hoảng loạn, trầm cảm.
– Do tư thế nằm ngủ, nếu để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị rơi vào trạng thái bóng đè, mặc áo quá chật, hoặc không khí nhiều CO2 hoặc thán khí trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội.
– Do những sóng độc hại đang hoành hành trong nhà của ta. Chúng có mặt khắp nơi: trong phòng khách, phòng ngủ, trong phòng ăn, nhà bếp… Các yếu tố như hướng đặt giường, thông gió, chỗ kê máy thu hình, máy vi tình, máy giặt, lò vi sóng, radio, lò sưởi, máy sấy, máy điều hòa nhiệt độ gương kính, màu sắc dụng cụ và sơn tường trong nhà cũng đều ảnh hưởng đến nh ịp sinh học!Tất cả những máy móc, thiết bị, mạng điện trong nhà, ngoài nhà luôn luôn bức xạ và khuyếch đại độ độc hại. Chúng ta đang sống trong một màn sương điện từ mù mịt và khó có thể tránh được sự ô nhiễm vô hình và thầm lặng ấy!
Làm sao để khắc phục:
– Cần chăm chỉ rèn luyện thể thao, lối sống lành mạnh … để thay đổi phong cách sống và môi trường sinh hoạt theo hướng tích cực, lành mạnh.
– Sắp xếp lại đồ vật, đồ điện trong nhà hợp với phong thủy của ngôi nhà.
– Riêng đối với những phụ nữ mang bầu, hàng ngày nên tạo cho mình một sự tâm tịnh và xóa bớt lo lắng, căng thẳng, phiền não cho mình và cho nguyện cầu cho trẻ khỏe mạnh, thông minh về sau.