Chương trình khuyến mại

video clips

kết nối facebook

Trang chủ nutriqueen Cẩm nang sức khỏe

Làm gì để tránh mất trí nhớ quá sớm

  • Bệnh mất trí nhớ được xem như căn bệnh phổ biến của thế giới hiện nay. Bệnh gây ra các hiện tượng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức của người bệnh, khả năng phán đoán cũng như giảm vận động ở người già.Để càng lâu, bệnh mất trí nhớ ngày càng trở nên nặng dần, người già trở nên lú lẫn, làm trước lại quên sau, thậm chí quên cả tên người thân trong gia đình. Lúc này, bệnh thật khó khăn để điều trị. Vì thế việc phòng tránh mất trí nhớ quá sơm nên được bắt đầu từ ngay bây  giờ.

    1. Thường xuyên luyện tập trí não

    Các nhà khoa học cho biết, việc động não và vận động trí não thường xuyên cũng giúp người già tăng cường trí nhớ vì giúp tăng lượng máu lưu thông lên não. Theo như kết quả nghiên cứu thì cứ một năm rèn luyện trí não thường xuyên thì người mắc bệnh mất trí nhớ ở người già sẽ làm giảm tiến trình của bệnh đến hai năm. Các nhà khoa học Canada mới đây khẳng định rằng, các trò chơi vận động trí não giúp người già phòng bệnh mất trí nhớ hiệu quả như ô chữ, tranh luận, giải đố,… Cũng như những người đang bị mất trí nhớ khi về già có thể cải thiện bệnh tình.  Bên cạnh đó, bạn có kích thích trí não bằng cách đọc sách, giải câu đố, tham gia các khóa học giáo dục hoặc học một ngôn ngữ mới có tác dụng cải thiện sức khỏe của não.

    2. Tập thể dục thường xuyên

    Thường xuyên tập thể dục đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của hệ thống tim mạch, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc và ngăn ngừa béo phì, còn giúp cải thiện và giảm  nguy cơ mất trí nhớ. Những bài tập đơn giản trong việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ mất trí nhớ như đi bộ, chạy, tập tạ, tập aerobic.

    3. Duy trì trọng lượng cơ thể

    Theo các nhà khoa học, béo phì, tăng cân, thừa cân đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Vì thế, bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý để giảm nguy cơ béo phì cũng như giảm bệnh mất trí nhớ. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mất trí nhớ hơn. Ả nh minh họa. Một chế độ ăn giàu vitamin B (B6, B12), vitamin E và C, acid folic, axit béo omega-3 được liên kết với tác dụng nâng cao nhận thức, giảm tỷ lệ béo phì và cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer

    4. Tích lũy nhận thức

    Một số nghiên cứu đã cho thấy, tích lũy kiến thức được kết nối với việc trì hoãn các triệu chứng của bệnh Alzheimer (mất trí nhớ tạm thời). Đây cũng là một biện pháp phổ biến khi đề cập đến việc xây dựng sức mạnh cho não. Người có trình độ học vấn cao và thông minh được chứng minh có thể đối phó tốt hơn các tổn thương ở não do bệnh Alzheimer gây ra.

    5. Luôn có giấc ngủ ngon

    Chất lượng giấc ngủ quyết định rất lớn đối với sức khỏe não bộ. Cách duy nhất để có một giấc ngủ ngon là tạo thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, không ngủ quá ít cũng không quá nhiều. Trung bình một người nên ngủ vào ban đêm từ 7 – 9 tiếng/ngày. Đặc biệt không nên ngủ trưa, ngủ trưa nhiều sẽ gây cản trở cho giấc ngủ vào ban đêm và điều này về lâu dài sẽ thành cái vòng luẩn quẩn.

    6. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội

    Đời sống tinh thần vốn rất quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là đối với tuổi già. Sự cô lập xã hội và sự cô đơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm làm trí nhớ suy giảm, tuy nhiên hầu hết các vấn đề của bộ nhớ có thể được giải quyết khi trầm cảm được xử lý. Có một số bằng chứng cho thấy trầm cảm là một triệu chứng sớm của bệnh mất trí nhớ vì vậy cần tránh xa và loại bỏ trầm cảm càng sớm càng tốt.

    7. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

    Theo các nhà khoa học, việc phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều so với chờ đợi cho đến khi các triệu chứng mất trí nhớ xuất hiện. Vì thế, việc kiểm tra sức khỏe đặc biệt quan trọng nếu trong gia đình bạn có truyền thống bị bệnh mất trí nhớ hoặc các vấn đề về tim mạch. Khi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ có thể theo dõi huyết áp và cholesterol của bạn.
  • HỎI ĐÁP/ TƯ VẤN qua FACEBOOK